Hiệu ứng lò xo: Thị trường bán lẻ “bật” sau những đợt “nén” Covid

Với kết quả khả quan trong phòng chống dịch Covid-19, đặc biệt là việc tiêm phòng vaccine, nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi nhanh chóng. Trong đó, thị trường bán lẻ chứng kiến sức bật mạnh mẽ của cả cung và cầu. Các chuyên gia kinh tế cho rằng hiệu ứng lò xo: thị trường bán lẻ “bật” sau những đợt “nén” Covid là hệ quả tất yếu.

Bán lẻ tăng trưởng ấn tượng

Năm 2020, doanh thu bán lẻ hàng hóa cả nước ước đạt 3.996.900 tỷ đồng, tương đương 172,8 tỷ USD, tăng 6,8% so với năm 2019. Tại thành phố Hồ Chí Minh, tổng mức bán lẻ hàng hóa trong năm 2020 đạt 759.714 tỷ đồng, tương đương 32,84 tỉ USD, tăng 11,9% so với năm trước (theo số liệu của Tổng cục Thống kê)

Trading Economics cũng dự báo thị trường bán lẻ của Việt Nam sẽ có thể tăng doanh số lên tới 11% trong năm 2021, vượt xa nhiều quốc gia Đông Nam Á khác. Bên cạnh đó, hàng loạt thương hiệu, doanh nghiệp đang lên kế hoạch mở rộng hệ thống kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Có thể thấy, thị trường bán lẻ Việt Nam đã có sự tăng trưởng ấn tượng. Điều này được lý giải do cả “cung” và “cầu” đã bị “nén” một thời gian dài do dịch bệnh. Ở khía cạnh cung, sau thời kỳ “bình thường mới” các doanh nghiệp đã tích cực triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng. Ở khía cạnh cầu, thu nhập khả dụng của người dân đang ổn định trở lại, kéo theo khả năng chi tiêu mạnh tay hơn sau thời kỳ giãn cách xã hội.

Như vậy có thể thấy, bán lẻ Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, tạo nên hiệu ứng lò xo bứt tốc trong năm 2021 với quy mô thị trường phát triển, doanh nghiệp bán lẻ mở rộng đầu tư và sức mua người tiêu dùng gia tăng.

Chiến lược bán lẻ đa kênh linh hoạt

Bán lẻ đa kênh là hình thức bán lẻ kiểu mới, kết hợp giữa bán lẻ truyền thống và thương mại điện tử, cho phép người tiêu dùng trải nghiệm mua sắm ở cửa hàng truyền thống và kênh bán hàng trực tuyến. 

Chiến lược bán lẻ đa kênh mang lại hiệu quả cao

Bán lẻ truyền thống vẫn giữ vai trò quan trọng

Dù chịu tác động của Covid-19 nhưng thị trường bán lẻ truyền thống vẫn có sự phát triển đáng ghi nhận. Theo thống kê của MBA Andrew, số lượng cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam tăng từ 2.495 của hàng (năm 2019) lên 5.228 cửa hàng (năm 2020), số lượng trung tâm thương mại tăng trưởng khoảng 11% (tăng 11 trung tâm trong năm 2020).  

Thực tế sau mỗi đợt giãn cách xã hội thì nhu cầu tiếp xúc xã hội gia tăng đáng kể. Đặc biệt tại các trung tâm thương mại trở thành điểm đến hàng đầu bởi luôn triển khai kịp thời và nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, đem lại không gian mua sắm, trải nghiệm an toàn cho khách hàng.

Các nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng cũng chỉ ra rằng, 90% khách hàng sau khi đến cửa hàng mua sắm trực tiếp sẽ mua sản phẩm nhiều hơn vào lần sau. Bởi lẽ việc shopping tại cửa hàng trực tiếp sẽ đem lại trải nghiệm chân thực, chính xác hơn. Hơn nữa, đối với các sản phẩm, dịch vụ không thể trải nghiệm trực tuyến như trang điểm, làm đẹp, ăn uống, tập thể dục thể thao, vui chơi giải trí…

Bán lẻ trực tuyến ngày càng phát triển 

Trong kỷ nguyên số với sự lên ngôi của thương mại điện tử thì phương thức mua hàng trực tuyến đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và khẳng định vai trò trong thị trường bán lẻ. Bởi bán hàng trực tuyến mang lại nhiều lợi ích cho chủ cửa hàng cũng như người tiêu dùng. Đơn vị bán lẻ tiết kiệm được tối đa chi phí thuê mặt bằng, nhân công hàng tháng. Khách hàng mua hàng online nhanh chóng, nhiều lựa chọn.

Hơn nữa, sự bùng nổ của Covid-19 đã làm thay đổi hành vi mua sắm của khách hàng, hơn 50% người tiêu dùng giảm tần suất ghé thăm các siêu thị, cửa hàng; trong khi 25% trong số đó đã lựa chọn hình thức mua sắm trực tuyến. 

Kết hợp bán lẻ online và offline

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, thay vì bán hàng trên một kênh truyền thống như trước đây, các doanh nghiệp nên sử dụng nhiều kênh khác nhau để mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng. Nhiều nhà bán lẻ đã áp dụng chính sách bán hàng đa kênh phục vụ cả nhu cầu mua sắm online (website, facebook, shopee, lazada,... )và offline (trực tiếp tại cửa hàng).

Người tiêu dùng vẫn có thể tham khảo và thử trực tiếp tại các cửa hàng trực tiếp nhưng thực hiện giao dịch mua hàng trực tuyến để hưởng lợi từ ưu đãi.

Ngược lại, người tiêu dùng cũng có thể tham khảo mức giá và mẫu mã thông qua website/quảng cáo của đơn vị bán lẻ nhưng thực hiện giao dịch mua sắm tại cửa hàng.

Giải pháp nâng cao hiệu quả bán lẻ đa kênh

IntelERP cung cấp bộ giải pháp giúp đơn vị bán lẻ hoạt động hiệu quả hơn nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng khi mua sắm.

Với các ứng dụng phần mềm như phần mềm bán hàng, phần mềm quản lý kho, phần mềm quản lý tài chính,...giúp đơn vị bán lẻ khai thác hiệu quả thông tin sản phẩm, dữ liệu khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ trực tiếp tại cửa hàng cho khách hàng.

Với dịch vụ thiết kế website sẽ mang lại những trải nghiệm mua sắm online tiện ích. Cùng với dịch vụ chạy quảng cáo fanpage, tăng lượt like, tương tác sẽ giúp đơn vị tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Hiệu ứng lò xo: Thị trường bán lẻ “bật” sau những đợt “nén” Covid sẽ tiếp tục bùng phát mạnh mẽ hơn trong năm 2021. Nhà bán lẻ cần nắm bắt thực tế và xu hướng thời đại để có giải pháp bán hàng đa kênh hiệu quả. Và đừng quên liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và cung cấp những giải pháp hữu hiệu nhất.

 

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ: 

Công Ty TNHH Lập Trình Nguồn Lực An Bình

Trụ sở chính: Số 67 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

Email: info@intelerp.net

Fanpage: Intelerp Softwares

Website 1: https://intelerp.net/

Website 2: https://intelerp.vn/

Hotline: 028 2210 8271 - 028 730 87667

Di động: 0973 320 335

#phanmemquanlygiaoviec#phanmemquanlycongviec#phanmemquanlycongviecchodoanhnghiep

#phanmemkho#phanmemquanlykho

#phanmemquanlytaichinh#phanmemquanlytaichinhdoanhnghiep

#phanmemquanlynhansu#phanmemtinhluongnhansu

 

 

 

  

 

 

Bạn đã sẵn sàng trở thành khách hàng của IntelERP?
Hãy ĐĂNG KÝ để khám phá những tính năng phần mềm tuyệt vời IntelERP

Gọi cho chúng tôi