Dịch bệnh Covid-19 khiến cho nhiều ngành kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề, hầu hết các doanh nghiệp đều lao đao. Tuy nhiên đây cũng là thời điểm cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ mạnh mẽ và cơ hội “ăn nên làm ra” với thương mại điện tử cho doanh nghiệp.
Thương mại điện tử (E-commerce) là việc mua bán sản phẩm, dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính. Dịch Covid-19 đã giúp doanh số bán hàng của loại hình này tăng lên đỉnh điểm:
+ Theo báo cáo của cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, năm 2020 có 53% dân số tham gia mua bán trực tuyến, đã đưa thị trường thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng 18%, đạt 11,8 tỷ USD so với năm 2019, ước tính chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.
+ Hay nghiên cứu của Nielsen thì năm 2020, có 70% người dân Việt Nam tiếp cận với Internet, 53% người dùng ví điện tử thanh toán khi mua hàng qua mạng. Trong đó, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chiếm đến 70% tổng lượng giao dịch thương mại điện tử cả nước.
+ Theo Amazon Việt Nam, người bán hàng Việt Nam đạt doanh số vượt mốc 1 triệu USD trong năm 2020 trên Amazon, tăng gấp 3 lần so với năm 2019.
Có thể thấy, thương mại điện tử đã có sự tăng trưởng ấn tượng và sẽ tiếp tục bùng nổ trong những năm tiếp theo. Vì vậy bắt buộc các doanh nghiệp phải tìm cách thích nghi và đón đầu xu hướng này.
Thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm bắt nhanh các xu hướng để tiếp cận khách hàng tốt hơn và đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn.
Một vài xu hướng phát triển nổi bật của thương mại điện tử như:
Mô hình D2C - mô hình kinh doanh trong đó doanh nghiệp phân phối trực tiếp sản phẩm đến khách hàng thông qua cửa hàng chính hãng, website công ty, mạng xã hội mà không cần qua bất kỳ một kênh phân phối nào. Điều này giúp các thương hiệu tiếp cận trực tiếp với khách hàng, giảm thiểu các chi phí, đạt được lợi nhuận tốt hơn và mức giá bán cho người mua sẽ thấp hơn.
Dropshipping là mô hình cho phép người bán thiết lập cửa hàng của riêng mình mà không cần lưu kho. Khi có người mua hàng, đơn hàng được đặt, được mua và vận chuyển cho khách hàng trực tiếp từ các nhà cung cấp. Đây là mô hình hoàn hảo cho người mới bước chân vào ngành thương mại điện tử, đầy tham vọng nhưng có số vốn hạn chế.
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định người mua là muốn biết càng nhiều thông tin về sản phẩm càng tốt. Việc kết hợp video giới thiệu sản phẩm như sẽ mang lại những trải nghiệm và thông tin trung thực nhất cho khách hàng. Khi những ứng dụng video ngắn như Tik Tok, Kwai, Weishi thịnh hành thì người bán dễ dàng tạo ra một video hấp dẫn để giới thiệu sản phẩm.
Nội dung tạo ra bởi người dùng (UGC) chính là những trải nghiệm thực tế về sản phẩm từ người dùng. Những ý kiến phản hồi từ khách hàng rất quan trọng, bởi người mua thường tin tưởng vào các đánh giá hơn so với những nội dung do thương hiệu sản xuất.
Giao hàng là yếu tố quan trọng mang lại sự hài lòng của khách hàng. Nhiều khách hàng mua hàng trên website thương mại điện tử luôn ưu tiên việc nhận sản phẩm sớm và sẵn sàng trả thêm tiền cho việc chuyển phát nhanh. Vì vậy, người bán nên cung cấp nhiều phương thức vận chuyển khác nhau như hợp tác với các đơn vị chuyển phát nhanh như Viettel Post, Việt Nam Spot (VNpost / EMS), Giao Hàng Tiết Kiệm,...
Thanh toán trực tuyến là việc người mua và người bán thực hiện các giao dịch không dùng tiền mặt. Người bán nên sử dụng nhiều hình thức thanh toán cho khách hàng như dùng thẻ, chuyển khoản ngân hàng và ví điện tử. Thanh toán trực tuyến giúp việc thanh toán trở nên đơn giản, tiện lợi, thúc đẩy quá trình mua hàng nhanh chóng hơn.
Trí tuệ nhân tạo (AI) ứng dụng vào thương mại điện tử mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp cũng như khách hàng. AI sẽ giúp các công ty thương mại điện tử tìm kiếm khách hàng, phân tích các xu hướng hiện tại của sản phẩm, kênh bán hàng, khách hàng và hành vi của người mua để xác định các kênh mua sắm, thời gian và giá sản phẩm. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian thu thập số liệu, tạo biểu đồ, báo cáo. Đồng thời giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh doanh số bán hàng và tăng lợi nhuận nhanh chóng.
Thương mại điện tử tạo ra rất nhiều cơ hội “ăn nên làm ra” cho doanh nghiệp. Tuy nhiên trước khi xây dựng thương mại điện tử theo các xu hướng phát triển của thời đại, chủ doanh nghiệp cần có những chiến lược đầu tư kỹ lưỡng về mọi khâu. Việc đổi mới công nghệ, đổi mới cách thức quản lý, phương thức kinh doanh là yếu tố giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong thời đại số.
IntelERP xây dựng các hệ thống giải pháp giúp doanh nghiệp phát triển toàn diện. Phần mềm ERP được sản xuất theo đặc thù từng ngành nghề doanh nghiệp nhằm tối ưu các hoạt động nội bộ, đo lường được hiệu quả công việc. Cùng với các dịch vụ nâng cao hiệu quả bán hàng cho doanh nghiệp như dịch vụ thiết kế website, dịch vụ marketing online,... Từ đó, giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công.
Thương mại điện tử đã tạo ra rất nhiều cơ hội phát triển cho doanh nghiệp. Thay đổi để đón đầu xu hướng mới là điều tiên quyết mang lại thành công cho doanh nghiệp.
Liên hệ ngay với IntelERP để được hỗ trợ và tìm hiểu sâu hơn các giải pháp mà chúng tôi cung cấp.
Công Ty TNHH Lập Trình Nguồn Lực An Bình
Trụ sở chính: Số 67 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
Email: info@intelerp.net
Fanpage: Intelerp Softwares
Website 1: https://intelerp.net/
Website 2: https://intelerp.vn/
Hotline: 028 2210 8271 - 028 730 87667
Di động: 0973 320 335
#phanmemquanlygiaoviec#phanmemquanlycongviec#phanmemquanlycongviecchodoanhnghiep
#phanmemquanlytaichinh#phanmemquanlytaichinhdoanhnghiep
#phanmemquanlynhansu#phanmemtinhluongnhansu